Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Chi phí nguyên vật liệu, lãi suất tăng cao, nguồn vốn bị thu hẹp do bị siết tín dụng cùng với việc đầu ra của thị trường bị ngưng trệ… đang đặt các doanh nghiệp địa ốc trên địa bàn TP. HCM trước nhiều thách thức. Cái khó ló cái khôn, các doanh nghiệp sẽ xoay sở như thế nào trong giai đoạn hiện nay để vượt qua khó khăn.
Nhận diện khó khăn
Từ đầu năm đến nay, giá nguyên vật liệu đầu vào cho ngành xây dựng như sắt, thép, xi măng liên tục tăng giá. Theo tính toán của các doanh nghiệp, trong khoảng thời gian từ 3 tháng trở lại đây, giá nguyên vật liệu đã tăng từ 15 đến 20%. Giá nguyên vật liệu tăng cao khiến chi phí đầu tư xây dựng các dự án bị “đội” lên tương ứng, trong khi đó, thị trường bất động sản phía Nam vẫn còn ngưng trệ, đầu ra sản phẩm gặp khó.
Ông Lâm Văn Chúc, Chủ tịch HĐQT Công ty Địa ốc Phúc Đức cho rằng, chưa có lúc nào các doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay. Với mức lãi suất cho vay hơn 20%/năm như hiện nay (đó là chưa kể chưa chắc vay được), doanh nghiệp muốn đầu tư dự án mới phải cân nhắc rất kỹ xem có nên đầu tư lúc này hay không. Chỉ doanh nghiệp có kế hoạch lợi nhuận chắc chắn từ 30% trở lên mới dám đầu tư. Với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư càng gặp khó hơn. Thông thường, khi khởi công xây dựng một dự án, hệ số an toàn tối thiểu là chủ đầu tư phải bán được từ 50 đến 70% số lượng căn hộ khi dự án đã xây dựng xong phần thô. Song với thị trường trầm lắng như hiện nay, việc bán được sản phẩm không phải là chuyện đơn giản.
Tìm cơ hội trong khó khăn
Để ứng phó với những khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp đều đặt ra những kế hoạch, hướng đi riêng của mình. Ông Lê Khắc Sơn, Phó tổng giám đốc TDH cho biết, năm 2011, TDH sẽ hoạt động trong thế phòng thủ, không đặt nặng mục tiêu lợi nhuận. Theo đó, kế hoạch doanh thu từ công ty mẹ năm 2011 của TDH hơn 674 tỷ đồng, có tăng hơn doanh thu so với năm 2010, nhưng mục tiêu lợi nhuận sau thuế chỉ 167,1 tỷ đồng, giảm đến 30% so với năm 2010, do xác định tình hình thị trường bất động sản chưa khởi sắc trở lại khiến đầu ra còn khó khăn. TDH xác định trong năm nay, Công ty sẽ thực hiện tiết giảm chi phí, đẩy mạnh công tác bán hàng nhằm tiêu thụ các sản phẩm đã hoàn thành, thoái bớt vốn tại các danh mục đầu tư chứng khoán nhằm chuẩn bị vốn cho đầu tư trực tiếp vào một số dự án trung và dài hạn. Đặc biệt, TDH sẽ nghiên cứu đầu tư xây dựng dòng sản phẩm mới là căn hộ giá rẻ nhằm phục vụ cho tầng lớp cán bộ công nhân viên chức, người lao động có thu nhập thấp. Đây là dòng sản phẩm đáp ứng trực tiếp cho những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm, nên dù thị trường có khó khăn đến đâu vẫn tiêu thụ được.
Ở một góc độ khác, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Đức Khải, cho biết, Đức Khải hiện đang trong giai đoạn thi công một số dự án ở quận 7. Từ đầu năm đến nay, chi phí nguyên vật liệu tăng khoảng 15% so với kế hoạch, tuy nhiên, do trước đó đã ký hợp đồng với nhà thầu, khách hàng nên Công ty không thể điều chỉnh giá thành. Giải pháp mà Đức Khải thực hiện hiện nay là tiết giảm tối đa chi phí đầu tư. Chẳng hạn, trước đây, một số dự án Công ty thuê ngoài thi công thì nay tự làm. Bên cạnh đó, với một số nguyên vật liệu, một phần doanh nghiệp sẽ tự sản xuất hoặc mua từ gốc, giảm bớt chi phí trung gian… “Trong điều kiện như hiện nay, doanh nghiệp không thể kỳ vọng mức lợi nhuận cao được, nếu không sẽ rất khó bán được hàng”, ông Lâm nhận định và cho rằng, thời gian qua, Đức Khải không quan tâm đến giá thị trường xung quanh là bao nhiêu, mà chỉ căn cứ trên chí phí đầu tư. Sau khi trừ đi chi phí đầu tư, chỉ cần có được lợi nhuận từ 5 đến 10% là có thể bán được.
Còn theo ông Trần Văn Thành, Chủ tịch HĐQT CTCP Nhà Việt Nam (NVN), không phải đến lúc này mà ngay từ nhiều năm trước, chiến lược kinh doanh của NVN là vừa phát triển vừa phòng thủ vững chắc, cạnh tranh dựa trên sự đầu tư kiên trì chuỗi giá trị, tạo ra những sản phẩm nhà ở mang tính chuyên biệt. Ông Thành lấy ví dụ khách hàng quan tâm đến dự án Trường Thạnh là vì dự án có mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu nhà ở nên không chịu ảnh hưởng nhiều từ thị trường trầm lắng.
Khó khăn là vậy, song doanh nghiệp cho rằng, chỉ mang tính tạm thời, bởi về cơ bản, bất động sản là lĩnh vực liên quan mật thiết đến đời sống con người, đặc biệt là tiềm năng về nhu cầu nhà ở tại TP. HCM còn rất lớn. Một khi lạm phát được kiềm chế, lãi suất hạ nhiệt, lĩnh vực bất động sản sẽ nhanh chóng phục hồi. Đây có thể sẽ là giai đoạn thử thách với các doanh nghiệp địa ốc để xác định được “ngựa hay” trên đường dài.
(Đầu tư Chứng khoán điện tử)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.
![]() | ![]() | ![]() | ![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() | ![]() | ![]() | ![]() | ![]() |